Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

QUAN NIỆM CỦA ALBERT EINSTEIN VỀ CON NGƯỜI.

Quan niệm của Albert Einstein về con người,
về động cơ, mục đích  và ý nghĩa của cuộc sống
                                                         PGS, TS. Nguyễn Tấn Hùng 
Albert Einstein sinh ngày 14 tháng 3 năm 1879 trong một gia đình trung lưu gốc Do Thái ở thành phố Ulm, bang Baden-Wỹrttemberg. Tuy nhiên, gia đình ông chủ yếu sống ở Munich (nay là thủ phủ bang Bavaria, Đức)
     Lúc nhỏ, cậu bé Einstein vốn là người trầm tĩnh, lên 3 tuổi mới biết nói.
    Năm ông 15 tuổi, gia đình ông rời Munich đến sinh sống tại Milan, Italia.

ALBERT EINSTEIN VÀ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA


Nguyên tác Anh ngữ: Rasoul Sorkhabi
                        
Năm 2005 đánh dấu kỷ niệm năm sinh nhật lần thứ 70 của đức Đạt Lai Lạt Ma. Liên Hiệp Quốc cũng tuyên bố năm 2005 là năm Vật Lý của thế giới và người đã được vinh danh là ông Albert Einstein, nhà đại khoa học phát minh ra Thuyết Tương Đối năm 1905 (cách nay 100 năm) đã từ trần năm 1955 (đúng 50 năm trước). Đây là cơ duyên thuận lợi để chúng ta tìm hiểu tại sao có sự trùng hợp, gặp gỡ giữa hai nhân vật lịch sử vĩ đại này trong thời đại của chúng ta hôm nay, một nhân vật là khoa học gia Tây Phương nổi tiếng và người kia là vị lãnh đạo Phật Giáo mà khắp thế giới đều tôn kính, đã nêu lên một hình ảnh ý nghĩa về sự hợp nhất giữa khoa học và tôn giáo.
 

Ghi chú của dịch giả: Rasoul Sorkhabi là giáo sư tại Học Viện Nghiên Cứu Năng Lượng và Khoa Địa Chất thuộc Đại Học Utah (Salt Lake City), nơi ông đang sống với người vợ Nhật và cô con gái.

THẦY NHƯ MỘT ÁNG MÂY BAY.

Thương một áng mây bay thì không thể lấy dây mà buộc ràng áng mây lại. Không được thong dong trên bầu trời cao vợi, đám mây sẽ không còn là đám mây mà chỉ còn là một đám khói mờ nhạt và chóng tan biến.
  1. Áng mây và bầu trời xanh thẳm
Những ngày ấu thơ, ta nằm dài trên những ngọn đồi đầy hoa cỏ, ngước mắt nhìn lên bầu trời xanh thẳm nơi có những áng mây đầy màu sắc, hình dáng bay lửng lơ thong dong. Ta thích ngắm những đám mây! Đám mây sao mà đẹp đến thế! Những đám mây trắng tinh nhưng những bông tuyết lấp lánh, đám mây vàng cuộn tròn như lá chín mùa thu, đám mây tía là đà như khói lam chiều tỏa ra từ gian bếp nhà tranh của mẹ.

MẮT THƯƠNG

Hiểu biết là con mắt thì chính xác hơn hết các biểu tượng khác. Em có thể gọi là ‘trí nhãn’ nghĩa là mắt hiểu. Hiểu biết không phải là mớ kiến thức, dù đó là kiến thức về giáo lý của Phật, mà là một loại ánh sáng từ kinh nghiệm sống dù đời sống có lắm đau thương. Hiểu biết là biết giữ gìn, bảo hộ, gọi giới luật, và khả năng tập trung tâm ý gọi là thiền định.
Em thân mến!
Đố em, trong cơ thể chúng mình, trái tim có mặt để làm gì?

TÌNH THƯƠNG KHÔNG BIÊN GIỚI

Tình thương chân thật trong đạo Bụt gọi là tứ vô lượng tâm. Vô lượng có nghĩa là không thể đo lường, không có biên giới. Ta có thể dịch tứ vô lượng tâm là bốn tâm không biên giới. Bốn tâm ấy là tâm từ, tâm bi, tâm hỷ và tâm xả. Bốn tâm không biên giới này là tình thương chân thật, là bản tính chân thật của chúng ta.

Thiên Đường trong mắt em.


   
Người ta thường ca ngợi vẽ đẹp của Thiên Đường, hay của Tịnh Độ. Nhưng, Thiên Đường ở đâu? Tịnh Độ ở đâu? Có người bảo: “Tịnh Độ ở Phương Tây cách đây mười vạn ức cõi Phật.” Có người lại bảo: “Thiên Đường là nơi Chúa Trời ngự trị. Nơi nào có Chúa Giê Su ngự, thì nơi ấy có Thiên Đường…” Theo tôi, nơi nào có sự sống nơi ấy có Thiên Đường. Nơi nào mà em có thể thưởng thức được hoa hồng thì nơi ấy có Thiên Đường. Nơi nào mà tâm em bình lặng thì nơi ấy là Tịnh Độ.